Dịch Ebola bùng phát ở Tây Phi, dân Việt Nam tích cực phòng chống
Thứ Ba, 12 tháng 8, 2014.
Người đăng:
Đặng Thanh Thái
Thêm một thông tin dịch bệnh nguy hiểm mới được phát hiện đó là Vi rút Ebola. Cảnh báo về dịch bệnh Ebola đang bùng phát và lan rộng ở các nước Tây Phi, cướp đi biết bao nhiêu sinh mạng của con người. Thật đáng sợ biết bao nếu như vi rút này lan sang các nước khác. Nỗi lo lắng vì chưa có một loại thuốc nào có thể điều trị dịch bệnh quái ác này, vi rút Ebola còn nguy hiểm hơn vi rút HIV cứ thế lan nhanh không phải là nỗi lo chỉ riêng người dân Việt Nam mà còn tất cả các nước trên thế giới. Triệu chứng của người mắc phải dịch Ebola giống như triệu chứng cảm cúm thông thường rồi sốt cao , tiêu chảy, nặng hơn là các vùng da bị hoại tử,...Những ngày qua ắt hẳn mọi người không thể không nhìn thấy những hình ảnh đáng rùn rơn và tang tóc của những vùng mắc phải dịch bệnh này trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, theo như bài báo dưới đây của Vnexpress thì nguy cơ Việt Nam bị lây nhiễm là rất ít.
Hơn 1.000 người chết vì bệnh Ebola
Đến ngày 12/8, 4 nước Tây Phi đã ghi nhận hơn 1.800 ca mắc, với 1.031 ca tử vong. Bộ Y tế nhận định dịch diễn biến phức tạp nhưng người dân không nên quá hoang mang và Việt Nam chưa ghi nhận ca mắc.
Phát biểu tại buổi họp báo thông tin về dịch Ebola sáng 12/8, ông Kato Masaya, điều phối kiểm soát bệnh truyền nhiễm thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định, nguy cơ lây nhiễm virus vào Việt Nam rất thấp.
Có hai lý do, thứ nhất bệnh lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp với người, động vật nhiễm virus Ebola. Thứ hai, đến nay Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng chuẩn bị rất tốt công tác phòng chống.
Việt Nam tăng cường kiểm soát tại cửa khẩu nhằm ngăn dịch Ebola xâm nhập. Ảnh:Hà An. |
Tiến sĩ Trần Đắc Phu, Cục trưởng Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) khẳng định, những đáp ứng hiện tại của Bộ Y tế là cần thiết, không làm quá. Dịch bệnh mới nổi thường biến đổi không lường hết được, càng hạn chế các bệnh vào Việt Nam càng tốt.
“Ví dụ, bệnh tay chân miệng trước năm 2000 nước ta không hề có, giờ mỗi năm cả nghìn ca mắc. Điều chúng tôi lo ngại là vấn đề tâm lý, xã hội. Trên Facebook có thông tin Việt Nam có một ca bệnh Ebola ở Bệnh viện Bạch Mai. Tôi khẳng định đây là thông tin không chính xác. Hiện nước ta chưa ghi nhận ca bệnh nào”, tiến sĩ Phu nói.
Theo ông Kato Masaya, có hai cách lây truyền virus Ebola. Thứ nhất là lây trực tiếp qua tiếp xúc với người nhiễm virus có triệu chứng, người mắc bệnh tử vong, động vật nhiễm virus. Thứ hai là lây gián tiếp qua tiếp xúc với dịch xét nghiệm, nước mắt, nước tiểu, máu vương ra môi trường, bàn, giường chiếu, quần áo... Ngoài ra, virus cũng có thể lây qua sữa mẹ, nếu người mẹ bị bệnh.
Đại diện WHO nhấn mạnh, hiện tại không có văcxin hay phương pháp điều trị đặc hiệu, chủ yếu điều trị hỗ trợ, triệu chứng. “Cả thế giới đang nỗ lực phát triển văcxin, tuy nhiên rất khó trả lời chính xác khi nào có. Việc sản xuất văcxin mới trải qua rất nhiều khâu, chúng tôi hy vọng sẽ sớm có”, ông Kato nói.
Từ tháng 12/2013 đến nay dịch Ebola đã bùng phát tại 4 nước: Nigeria, Guinea, Liberia và Sierra Leone. Đến ngày 12/8, có 1.848 người mắc, 1031 người tử vong. WHO đánh giá đây là vụ dịch lớn nhất trong lịch sử gần 40 năm qua, tốc độ lan truyền nhanh. Virus Ebola dễ chết trong môi trường tự nhiên, tuy nhiên cũng có nghiên cứu nói nó có thể sống khoảng một tuần tùy điều kiện.
Mặc dù nguy cơ lây nhiễm khó xảy ra nhưng mọi người dân Việt Nam cũng không được chủ quan về vấn đề phòng chống dịch bệnh này. Quá nguy hiểm khi nghĩ đến việc chưa có một vacxin nào để phòng chống bệnh này, cũng chưa biết khi nào mới có. Hy vọng các cơ quan nhà nước cũng sẽ giám sát chặt chẽ các điểm khách nhập khẩu để phát hiện và ngăn chặn ngay bất cứ nghi ngờ nào có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân trong nước và cả các nước lân cận.
Nhu Mỹ
Bài liên quan